Thứ tư vừa qua, theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ, trong tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng lạm phát (CPI) đã tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn cả dự đoán của các chuyên gia kinh tế. Hiện nay, người tiêu dùng phải “thắt lưng buộc bụng” khi lạm phát tiếp tục kìm hãm nền kinh tế Mỹ.
Lạm phát Mỹ chạm mốc 9,1%
Chỉ số giá tiêu dùng tại Hoa Kỳ đã tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước – là mức đỉnh cao nhất kể từ tháng 11 năm 1981. Con số này thậm chí còn cao hơn cả mức ước tính 8,8% của Dow Jones.
Nếu loại trừ giá lương thực và năng lượng, vốn có nhiều biến động, CPI cốt lõi đã tăng 5,9% so với ước tính 5,7%. Lạm phát cơ bản đạt đỉnh 6,5% vào tháng 3 và đã giảm dần kể từ đó.
Nếu xét theo từng tháng, số liệu CPI toàn phần của tháng 6 tăng 1,3% và CPI cốt lõi tăng 0,7%, cả hai chỉ số đều cao hơn so với ước tính tương ứng là 1,1% và 0,5%.
Tựu trung, các con số này chính là lời phản bác, phủ quyết nhiều nhận định cho rằng lạm phát có thể đang đạt đến đỉnh điểm, vì mức tăng xuất hiện trên nhiều nhóm hàng hoá khác nhau.
“Chỉ số CPI mới đã đã đánh một “cú sốc” mạnh vào thị trường. Con số cao hơn dự kiến của tháng 6 là một yếu tố đáng lo ngại, bởi ta nhận ra, nguyên nhân gây ra lạm phát ngày càng nhiều”, Robert Frick, nhà kinh tế doanh nghiệp tại Navy Federal Credit Union, cho biết. “Mặc dù số liệu CPI thay đổi bởi giá năng lượng và thực phẩm, vốn là những vấn đề toàn cầu, nhưng giá cả đối với hàng hóa và dịch vụ trong nước vẫn tiếp tục tăng, từ nhà ở cho đến ô tô cho đến quần áo”.
Chỉ số lạm phát có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang lâm vào tình trạng nguy kịch.
Các nhà giao dịch đã đặt cược vào tốc độ tăng lãi suất sắp tới. Theo công cụ FedWatch của CME Group, kể từ 10:40 sáng theo giờ ET, trong cuộc cuộc họp diễn ra từ ngày 26 đến ngày 27 tháng 7, nhiều nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ tăng lãi suất 100 điểm cơ bản, thay vì 75 điểm như trước đó.

“Lạm phát nước Mỹ đã leo hơn mức 9%”. James Knightley, người đứng đầu phòng chuyên gia kinh tế quốc tế của ING cho biết. “Nếu nguồn cung không có dấu hiệu cải thiện, Fed sẽ kìm hãm tốc độ tăng lãi thông qua mức lãi suất cao hơn nhằm giúp cung cầu ngang cân với nhau. Cơn ác mộng mang tên suy thoái đang ngày càng tiến tới gần”.
Leo thang trên mọi lĩnh vực
Giá năng lượng nước Mỹ đã tăng 7,5% trong tháng qua và tăng 41,6% trong 12 tháng. Chỉ số lương thực tăng 1%, trong khi chi phí nhà ở, chiếm khoảng một phần ba chỉ số CPI tăng 0,6% trong tháng và tăng 5,6% hàng năm. Đây là tháng thứ sáu liên tiếp, thực phẩm tăng ít nhất 1%.
Xem thêm: Binance là gì?
Theo BLS, chi phí thuê nhà đã tăng 0,8% trong tháng 6, mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 4 năm 1986.
Hầu hết cổ phiếu của doanh nghiệp đều lao dốc trong khi lợi tức trái phiếu chính phủ tăng mạnh.
Phần lớn mức tăng của CPI là đến từ giá xăng dầu. Theo nhiều dữ liệu, giá xăng đã tăng 11,2% trong tháng và cao hơn cùng kỳ năm 2021 60%. Chi phí điện tăng lần lượt 1,7% và 13,7%. Giá xe mới và cũ được công bố mức tăng tương ứng hàng tháng là 0,7% và 1,6%.
Chi phí chăm sóc y tế tăng 0,7% so với tháng trước, kéo theo sau là dịch vụ nha khoa tăng 1,9%, mức tăng hàng tháng lớn nhất từng được ghi nhận đối với lĩnh vực chăm sóc răng miệng tính từ năm 1995.
Giá vé máy bay là một trong số ít những lĩnh vực chứng kiến mức giảm. Con số được ghi nhận là giảm 1,8% trong tháng 6 mặc dù vẫn tăng 34,1% so với năm trước. Nhóm thịt, gia cầm, cá và trứng trong tháng 6 cũng giảm 0,4% nhưng tăng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng trên đã đánh dấu một tháng khó khăn khác đối với người tiêu dùng, những người đã phải chịu đựng một màn tăng giá điên cuồng, từ những thứ đắt tiền như vé máy bay, ô tô đã qua sử dụng đến thực phẩm hằng ngày như thịt xông khói và trứng.

Thu nhập thực tế giảm
Đối với người lao động, số liệu lạm phát mới nhất là một cú đánh đau đớn, nhắm thẳng vào chi tiêu hằng ngày của họ, vì thu nhập được điều chỉnh theo lạm phát. Nếu dựa trên thu nhập trung bình hàng giờ, con số này đã giảm 1% so với tháng trước và giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm: Polygon là gì?
Các nhà hoạch định chính sách đã phải vật lộn để tìm ra câu trả lời trong tình huống “ngàn cân treo sợi tóc” như hiện nay khi chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn, nhu cầu hàng hóa vượt quá mức cung và hàng nghìn tỷ USD chi tiêu kích thích liên quan đến Covid khiến người tiêu dùng vừa phải “thắt lưng buộc bụng” vừa phải đối mặt với mức giá cao nhất kể từ những ngày đầu của chính quyền Reagan.
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lãi suất khiến chi phí vay ngắn hạn chuẩn tăng 1,5%. Ngân hàng trung ương dự kiến sẽ tiếp tục tăng cho đến khi lạm phát tiến gần đến mức mục tiêu dài hạn hơn 2%.
Các quan chức Nhà Trắng đã đổ lỗi, cho rằng việc tăng giá là do Nga xâm lược Ukraine, mặc dù lạm phát đã tăng mạnh trước cuộc tấn công đó vào tháng Hai. Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi các chủ trạm xăng giảm giá.
Chính quyền và các đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu cũng đã gây sức ép lên các tập đoàn tham lam vì đã sử dụng đại dịch này như một cái cớ để tăng giá. Tuy nhiên, lợi nhuận doanh nghiệp sau thuế chỉ tăng tổng cộng 1,3% kể từ quý 2 năm 2021, khi lạm phát được giữ vững.
Trong một tuyên bố sau báo cáo, Biden cho biết “giải quyết lạm phát là ưu tiên hàng đầu của tôi”, đồng thời kêu gọi các công ty dầu khí giảm giá và thúc giục Quốc hội bỏ phiếu cho dự luật mà theo ông sẽ giúp giảm chi phí của nhiều sản phẩm và dịch vụ.
Xem thêm: Binance là gì?
Có một số lý do để nghĩ rằng con số lạm phát tháng Bảy sẽ hạ nhiệt.
Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng, giá xăng đã giảm từ mức đỉnh tháng 6 xuống còn 4,64 USD một gallon (tương đương 3,78 lít), đánh dấu mức giảm 4,7% so với tháng trước.
Chỉ số hàng hóa S&P GSCI, một thước đo cho các khoản đầu tư vào hàng hóa, đã giảm 7,3% trong tháng Bảy, mặc dù nó vẫn tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó xảy ra khi giá lúa mì kỳ hạn đã giảm 8% kể từ ngày 1/7, trong khi hạt đậu nành giảm 6% và bắp giảm 6,6% trong cùng thời gian.
Góc nhìn từ ngành vận tải đường bộ
Tuy nhiên, “Tôi thấy ánh sáng cuối đường hầm”, Brian Antonellis, phó chủ tịch cấp cao về hoạt động đội tàu của Fleet Advantage, một công ty cho thuê và quản lý tài sản cho ngành vận tải đường bộ có trụ sở tại Fort Lauderdale, Florida, cho biết. “Tôi thấy ánh sáng cuối đường hầm.
Antonellis kỳ vọng năng lực sản xuất sẽ tăng dần lên, giúp tạo ra môi trường cạnh tranh hơn cho một ngành công nghiệp đã phải chịu sức ép của giá nhiên liệu tăng cao, thị trường lao động thắt chặt và các vấn đề về chuỗi cung ứng đã cản trở khả năng sản xuất.
“Trong khoảng 10 đến 15 năm trước đại dịch, ngành công nghiệp này đã đi vào chu kỳ ổn định khi chi phí, theo mặt bằng chung, dao động trong khoảng từ 1 đến 3% một năm. Dựa theo con số này, chúng tôi dễ dàng lập ngân sách, dự báo, xây dựng thành tỷ giá”, ông nói. “Thách thức mà chúng ta phải đối mặt ngày nay không còn là 1-3 phần trăm nữa, mà là 10 đến 20 phần trăm tùy thuộc vào nhóm chi phí mà bạn sử dụng”.
Tuy nhiên, ông cho biết các công ty vận tải đường bộ đang cố gắng vượt qua bằng sức mạnh định giá và nguồn tài chính sáng tạo.
“Tôi nghĩ rằng sẽ không ai cả gan tăng giá quá cao để trục lợi”, Antonellis nhận định. “Họ đang cố gắng tìm ra một hướng đi phù hợp mới. Chúng tôi sẽ phải làm gì để vượt qua cơn bão? Làm thế nào để chúng tôi xem xét các chi phí phát sinh?”.
Trong bối cảnh bức tranh kinh tế Hoa Kỳ ngày càng trở nên u ám, ông thừa nhận rằng ngành công nghiệp này không phải là “không bị ảnh hưởng bởi suy thoái”.
“Tất nhiên sẽ có những thách thức”, Antonellis chia sẻ. “Nhưng tôi không nghĩ tất cả đều tiêu cực. Tôi nghĩ rằng sẽ có những rủi ro trong sáu tháng tới. Nhưng tôi nghĩ chúng ta đang trên đà phát triển”.